KN AN TOÀN CHO BẢN THÂN
Bé biết nhận biết mức độ nguy hiểm, biết tự bảo vệ bản thân tốt hơn.
KN TỰ PHỤC VỤ
Giúp trẻ có tinh thần tự giác, chăm sóc bản thân, bắt đầu tự lập, phục vụ bản thân.
Kỹ năng sống là gì?
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm. Tuy nhiên, trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và kiến thức, văn hóa. Còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học. Ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức. Và kỹ năng sống cho học sinh. Đặc biệt là học sinh tiểu học và phổ thông.Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất. Giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người.
Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên. Thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống
Nhằm giúp học sinh hình thành những kỹ năng cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn. Và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản. Góp phần hình thành nhân cách cho trẻ trong giai đoạn này.
Trong đó kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.
+ Kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy v.v…
+ Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v…
Ở tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản được xem trọng. Còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kỹ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em các kỹ năng sống sau đây:
Kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:
– Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo.
– Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
– Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
– Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được. Nếu chúng ta không rèn luyện thường ngày.
Kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:
– Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm.
– Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
– kỹ năng kiểm soát tình cảm – kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác.
– Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động
– Kỹ năng xây dựng sự tự tin, nói trước đám đông…
Ngoài những kỹ năng kể trên còn rất nhiều các kỹ năng sống cần thiết khác mà phụ huynh cần trang bị cho con.
Bé biết nhận biết mức độ nguy hiểm, biết tự bảo vệ bản thân tốt hơn.
Giúp trẻ có tinh thần tự giác, chăm sóc bản thân, bắt đầu tự lập, phục vụ bản thân.